Muốn học hỏi về lĩnh vực tiên tiến nhất trên thế giới “ngành điều dưỡng của Nhật”
~cùng sống và làm việc với du học sinh người nước ngoài~
Hai du học sinh Việt Nam đã đến Nhật để thực hiện ước mơ của mình.
Họ đã có buổi trò chuyện cùng với viện trưởng về công việc điều dưỡng và cuộc sống ở Nhật.
Cô Nakamura Noriko Viện trưởng Viện dưỡng lão chăm sóc đặc biệt Nursing Care Kano |
Chị Hà Du học sinh Việt Nam hiện đang làm tại Viện |
Chị Tiên Du học sinh Việt Nam hiện đang làm tại Viện |
Lý do quyết định du học tại Nhật
“Công việc điều dưỡng hiện đang được chú trọng tại Việt Nam”~
Lý do quyết định du học tại Nhật “Công việc điều dưỡng hiện đang được chú trọng tại Việt Nam” |
Cô Nakamura |
|
Từ khi ở Việt Nam, tôi đã muốn thi lấy bằng điều dưỡng. Tôi nghĩ Nhật Bản là nơi có kỹ thuật về điều dưỡng bậc nhất thế giới nên đã đến Nhật và học về chuyên ngành này. Tôi có một số bạn bè người Việt sinh sống tại Nhật học về điều dưỡng, họ chia sẻ với tôi về công việc điều dưỡng tại Nhật. Và đó cũng là lý do mà tôi đến Nhật. |
Chị gái tôi đã làm rất nhiều công việc làm thêm và chị ấy nói với tôi rằng: “Hãy làm công việc nào mà nó giúp ích được cho mọi người trong tương lai”. Tại Việt Nam điều dưỡng là công việc được nhiều người quan tâm nên chị gái đã khuyên tôi học về điều dưỡng. Sau một hồi đắn do suy nghĩ thì tôi đã quyết định học về chuyên ngành điều dưỡng tại Nhật. |
Chị Hà |
Lý do quyết định du học tại Nhật
“Sự khác biệt về môi trường sống xung quanh của người cao tuổi ở Nhật và Việt Nam”
Cảm nhận của 2 bạn sau khi đến Nhật như thế nào? Hiện nay, Nhật Bản được cho là một quốc gia có tỉ lệ già hóa dân số ở mức khá cao, hai bạn có nghĩ như vậy không? |
Cô Nakamura |
|
Vâng, tôi nghĩ ở Nhật có nhiều viện dưỡng lão. |
Tôi được biết bạn Hà trước khi đến Viện chúng tôi, cũng đã làm việc cho một viện dưỡng lão. |
Cô Nakamura |
Chị Hà |
Đúng vậy nhỉ. Cả hai tỉnh đều có nhiều viện dưỡng lão. |
Ở Nhật có nhiều loại hình chăm sóc giành cho người già như viện dưỡng lão đi về trong ngày, viện dưỡng lão chăm sóc đặc biệt,… Còn ở Việt Nam thì có những cơ sở chăm sóc giành cho người già như vậy không? |
Cô Nakamura |
|
Bây giờ thì vẫn chưa có những loại hình như vậy. |
Cũng giống như Nhật khoảng 30 năm về trước nhỉ. |
Cô Nakamura |
Chị Hà |
Người cao tuổi ở Việt Nam thì nhanh bị lão hóa hơn so với Nhật. |
Vậy hả. |
Cô Nakamura |
Chị Hà |
Vâng, đúng thế nhỉ. |
Khi nói đến Việt Nam, tôi thường nghĩ tới hình ảnh tích cực như là người cao tuổi mặc những bộ váy cộc tay đi mua đồ ở chợ, Tôi nghĩ ở Nhật, từ 30 tuổi đến 40 tuổi mọi người sẽ bắt đầu cảm thấy yêu thích công việc, khoảng 50 tuổi trở đi sẽ quãng thời gian họ có thể tự mình điều phối được công việc. Vậy thì ở Việt Nam, trong khoảng thời gian đó mọi người sẽ nghỉ hưu hả? |
Cô Nakamura |
|
Vâng. |
Hơi khác với tưởng tượng của tôi nhỉ. |
Cô Nakamura |
Chị Hà |
Theo như tìm hiểu thì tuổi thọ trung bình của người Việt khoảng 73 tuổi, còn người Nhật khoảng 84 tuổi. Cao hơn tuổi thọ của người Việt Nam hơn 10 tuổi. Tôi nghĩ là do ở Nhật có nguồn thực phẩm sạch và giàu dinh dưỡng. Còn ở Việt Nam thì chất lượng cũng như tính an toàn của thực phẩm thì không cao lắm. |
Khoảng cuối tháng 3, ở bữa tiệc tại nhà chủ tịch, Hà đã nấu rất nhiều món ăn Việt Nam. |
Cô Nakamura |
Cảm xúc của hai bạn khi vừa mới đến Nhật
“Rào cản về ngôn ngữ. Và sự khác biệt giữa lý thuyết và thực hành”
Hai bạn có còn nhớ cảm xúc khi vừa đến trường học, cũng như là cảm xúc lần đầu tiên khi đến nơi làm việc không? |
Cô Nakamura |
|
Đầu tiên khi học tiếng Nhật, trong lớp toàn người nước ngoài nên không thể nói tiếng Nhật với bạn bè người Nhật được. Đôi lúc tôi cảm thấy buồn. Nhưng mà dần dần cũng quen. Khi nói có gì không hiểu thì nhờ người Nhật chỉ cho. |
Trong khoảng thời gian đó, vẫn có rào cản về ngôn ngữ hả? |
Cô Nakamura |
|
Khi nói chuyện bằng tiếng Nhật, tôi hiểu hết những gì của bạn bè người nước ngoài đã nói, nhưng mà những gì giáo viên người Nhật nói thì tôi lại không hiều. (cười) |
Tôi cũng rất hiểu cảm giác này. (cười) Tôi cũng nhiều lúc không hiểu những lời thầy cô người Nhật nói, nhưng khi người nước ngoài nói chuyện với nhau thì lại rất dễ hiểu. Bây giờ đã là sinh viên năm 4 rồi nhưng những từ ngữ chuyên ngành vẫn còn rất khó với tôi. Còn về kỹ năng thì chỉ cần nhìn, làm theo là có thể làm được nên không có vấn đề gì cả. |
Chị Hà |
|
Nhân viên ở đây rất nhiệt tình. Họ được đào tạo bài bản về điều dưỡng, có căn bản và kỹ năng tốt nên truyền đạt rất dễ hiểu. Tôi cảm nhận được họ luôn mang nhiệt huyết trong công việc. |
Vấn đề giao tiếp đúng là rất khó nhỉ. Nếu mà nói về kỹ năng thì Hà có nói là chỉ cần nhìn và làm theo thì không khó lắm nhưng mà đối với Tiên thì việc hiểu được bản chất “tại sao phải làm như vậy” thì lại rất khó nhỉ. Vì mỗi người đều có những kiến thức liên quan đến kỹ năng và kiến thức về điều dưỡng khác nhau, nên hai bạn bây giờ vừa làm việc thực tế vừa học hỏi đúng không? |
Cô Nakamura |
Chị Hà |
Ở trường học thì chỉ học về lý thuyết, khái niệm,… hầu như không có thời gian thực hành. Khi làm thêm tại Tập đoàn Wakokai thì đã học được rất nhiều kỹ năng từ nhân viên ở đây. Có gì không hiểu thì tích cực hỏi “tại sao cái này phải làm như vậy?” thì mọi người sẽ chỉ bảo cho. Vì ở trường chỉ được dạy cho các kiến thức cơ bản nên tôi cảm nhận nó khác xa khi làm việc thực tế. |
Hai bạn có bối rối khi có sự khác biệt giữa kiến thức trên trường và khi làm việc thực tế không? |
Cô Nakamura |
Chị Hà |
Có. |
Bây giờ, trong viện sử dụng loại ga trải giường có chun nhỉ. Sau khi xem xét về thời gian làm việc cũng như vất vả của nhân viên thì từ năm ngoái toàn bộ ga trải giường đã được thay đổi qua loại có chun.Do các cụ sẽ cảm thấy không thoải mái khi dùng ga có nhiều nếp nhăn, nên việc thay đổi chăn ga cũng rất cần thiết. |
Cô Nakamura |
Lịch trình mỗi ngày của hai bạn
Chị Hà |
【1 ngày của bạn Hà】 09:10 Bắt đầu công việc |
【Một ngày của bạn Tiên】 |
Chị Tiên |
Nói về khoảng thời gian hai bạn cảm thấy vui khi làm công việc điều dưỡng
“Khi tiếp xúc với các cụ và cảm nhận được các cụ cũng đang vui”
Khi làm việc tại Tập đoàn Wakokai thì có lúc nào bạn cảm thấy vui không? |
Cô Nakamura |
Chị Hà |
Được nhìn thấy nụ cười của các cụ là tôi cảm thấy vui nhất. Khi chào hỏi, các cụ lúc nào cũng nở nụ cười. Mỗi ngày, tôi đều hỏi: “Hôm nay cụ khỏe không?” các cụ cười và bảo: “vâng, tôi khỏe”. Khi không nhìn thấy các cụ cười thì chắc là các cụ cảm thấy không vui hoặc trong người không khỏe, những lúc như vậy tôi sẽ chú ý hơn. Quan sát các cụ có biểu hiện bất thường gì không, và thảo luận với các nhân viên khác. |
Tôi hiểu rồi. Bạn Tiên thì như thế nào? |
Cô Nakamura |
|
Tôi thì khi nói chuyện với các cụ, có những lúc câu hỏi của tôi và câu trả lời của các cụ không khớp với nhau, nhưng những lúc ấy tôi lại cảm thấy vui. |
Cho dù cuộc trò chuyện không khớp nhau, nhưng các cụ đều cố gắng trả lời câu hỏi của mình nên sẽ cảm thấy vui nhỉ. Việc giao lưu, trò chuyện vui vẻ mỗi ngày với người nước ngoài đến Nhật để học về điều dưỡng giống như hai bạn Hà và Tiên là một sự thay đổi lớn trong thời đại hiện nay. |
Cô Nakamura |
Mục tiêu sau này và những kế hoạch dự định trong tương lai
“Học điều dưỡng ở Nhật và tạo một môi trường sống thân thiện cho người cao tuổi ở quê nhà”
Cả hai bạn bây giờ đều học điều dưỡng tại Nhật, và hai bạn có định hướng muốn làm gì trong tương lai không? |
Cô Nakamura |
Chị Hà |
Hiện tại, ở Việt Nam không có chế độ bảo hiểm chăm sóc điều dưỡng giành cho người già và người khuyết tật nên trong tương lai sau khi về Việt Nam tôi muốn tạo một môi trường cho người già và người khuyết tật. Ở Việt Nam thì cuộc sống nhiều bất tiện và rào cản, nhưng mà tôi hi vọng có thể tạo được một môi trường và chế độ chăm sóc người già giống như ở Nhật. |
Ở Việt Nam vẫn chưa đẩy mạnh việc tạo một môi trường cho người cao tuổi hả? |
Cô Nakamura |
Chị Hà |
Vâng.Ví dụ: ở Nhật có những chú cho dẫn đường cho người khiếm thị và người khuyết tật. Xe lăn có rất nhiều loại. Còn ở Việt Nam thì không có chó dẫn đường, xe lăn chỉ được lắp ráp đơn giản. Thêm vào đó, ở Nhật mô hình nhà vệ sinh rất tuyệt vời, còn ở Việt Nam thì hầu như vẫn chưa có nhà vệ sinh cho người khuyết tật. Tôi nghĩ ở Nhật người cao tuổi và người khuyết tật được tạo cho một môi trường sống rất tốt. Từ những điều này, tôi nghĩ mình muốn làm điều gì đó để giúp ích cho Việt Nam. |
Còn Tiên thì thế nào? |
Cô Nakamura |
|
Sau khi học về phúc lợi xã hội ở Nhật thì 8 năm sau tôi sẽ trở về Việt Nam. Lúc đó, tôi cũng muốn tạo một môi trường sống thân thiện cho người già và người khuyết tật tại quê nhà. |
Cả hai bạn đều có chung một mục tiêu nhỉ. 1 người thì sẽ khó thực hiện nhưng nếu cả hai đều có chung chí hướng thì sẽ có thể hỗ trợ được cho nhau cùng thực hiện ước mơ. |
Cô Nakamura |
Hướng tới lấy chứng chỉ quốc gia
“Nhắm tới mục tiêu trở thành điều dưỡng viên”
Hai bạn có cách nào để giải tỏa stress ở Nhật không? |
Cô Nakamura |
Chị Hà |
Khi ở Viện tôi thấy rất vui. Ở trường thì các bạn người Nhật đều học rất chăm chỉ cho nên hầu như tôi không thể giao tiếp với mọi người. |
Bây giờ tôi vẫn chưa tìm được cách giải tỏa stress. Nhưng nếu không đậu thì chắc buồn lắm. Tôi nghĩ mình sẽ có cảm giác không biết nói gì luôn. |
Chị Tiên |
|
Mục tiêu bây giờ của Hà là thi lấy chứng chỉ quốc gia và tốt nghiệp. Vậy thì từ bây giờ, hai bạn muốn làm những gì tại Wakokai? |
Tôi muốn sử dụng những kiến thức mình đã học ở trường và áp dụng nó vào trong làm việc thực tế. |
Chị Tiên |
|
Bạn Tiên đã bắt đầu thực tập được khoảng nửa năm nhỉ? Bây giờ bạn cũng học được ít nhiều về kiến thức điều dưỡng rồi, tôi nghĩ bạn nên thử tham gia “Khóa huấn luyện kỹ năng điều dưỡng Wakokai” Tôi cũng sẽ thử đánh giá và giao phó cho bạn từng chút một trong khả năng bạn có thể làm. Vì một mình làm công việc chăm sóc sức khỏe cho các cụ rất khó nên tôi dự định sẽ cho bạn vào cùng hỗ trợ với các nhân viên điều dưỡng khác. Đến bây giờ tôi thường hay giao cho bạn làm những việc như chuẩn bị giường nằm, hỗ trợ sinh hoạt,…nhưng mà cũng cần phải mở rộng thêm phạm vi kỹ năng làm việc hơn nữa. Bạn Hà cũng năm thứ 4 rồi, cũng có kinh nghiệm làm việc tại viện dưỡng lão nên tôi sẽ giao cho bạn làm những công việc hỗ trợ ăn uống đơn giản. Đồng thời tham gia vào “ Khóa huấn luyện kỹ năng điều dưỡng Wakokai” để nâng cao nghiệp vụ hơn nữa. |
Vâng, tôi sẽ cố gắng! Cảm ơn bà. |
Chị Hà |
|
Cũng sắp đến kỳ thi lấy chứng chỉ quốc gia rồi nhỉ. Từ tháng 12 trở đi là khoảng thời gian 3 tháng quan trọng nhất nên dù tham gia vào “Khóa huấn luyện kỹ năng điều dưỡng Wakokai” cũng cố gắng đậu kỳ thi chứng chỉ quốc gia nhé. |
Lời nhắn gửi đến hai bạn sau khi kết thúc buổi trò chuyện
Khi tôi khoảng tuổi như Hà và Tiên, cho dù ở Nhật có những từ như là điều dưỡng, điều dưỡng viên thì nó cũng không được mọi người người chú ý đến mấy. Chế độ bảo hiểm chăm sóc điều dưỡng cũng không có khi tôi mới vào làm. Nó giống với Việt Nam của hiện tại qua cuộc nói chuyện với hai bạn, Nhật Bản thời ấy “người già cũng được chăm sóc tại nhà bởi người thân” là điều rất hiển nhiên. Nhưng sau đó, dân số Nhật Bản bắt đầu già hóa, bắt đầu xuất hiện các chế độ bảo hiểm chăm điều dưỡng, đồng thời các cơ sở chăm sóc người cao tuổi được lan rộng nhanh chóng trên toàn nước Nhật.Khi đó, bệnh viện nơi tôi làm cũng không phải là ngoại lệ, những người già không nằm trong diện phải nhập viện khẩn cấp cũng được sử dụng giường chuyên dụng cho người bệnh. So với thời đó thì bây giờ được trang bị đầy đủ hơn, các dịch vụ cần thiết cho cuộc sống cũng dần hoàn thiện. Và Nhật Bản bây giờ đang phải đối mặt với vấn đề già hóa, 1 người trẻ Nhật phải hỗ trợ cho 4 người lớn tuổi. Thời kỳ đó, những người trẻ từ nước ngoài đến Nhật để học về điều dưỡng giống như Hà và Tiên là việc không thể tưởng tượng được. Các bạn Việt Nam cũng luôn mang một tinh thần mến khách như người Nhật. Tôi mong rằng các bạn luôn cố gắng hỗ trợ những người lớn tuổi để họ có thể an tâm vui sống. Những chế độ du học như thế này đúng là một nhu cầu cần thiết tại Nhật và cả nước ngoài. Tôi kỳ vọng rằng cả hai bạn sẽ hiểu thấu được những ưu điểm cũng như những hạn chế trong ngành điều dưỡng ở Nhật, và mang những gì đã học hỏi được ở Tập đoàn Wakokai về Việt Nam để phục vụ nước nhà. |
Cô Nakamura |